Living the American dream

Sống trọn giấc mơ Mỹ

Khi mới gia nhập Jotun, Emma McArthur chẳng hề có kiến thức gì về ngành sơn. Vậy mà tám năm sau đó, tại Houston, Texas, bà đã trở thành một thành viên song hành với chặng đường phát triển rực rỡ của Jotun tại khu vực Châu Mỹ.

Người phụ nữ 33 tuổi đến từ Flixbourough, Anh đã có rất nhiều trải nghiệm kể từ khi gia nhập Jotun vào năm 2014. Thời gian mới ra trường, bà làm thực tập sinh, bắt đầu nhận công việc ở nhiều bộ phận khác nhau. Một tháng tại nhà máy, một tháng tại phòng thí nghiệm, một tháng sản xuất sản phẩm và một tháng thử nghiệm các sản phẩm đó.

Cuối cùng, Emma McArthur đã làm việc tại tất cả các phòng ban thuộc chi nhánh Jotun ở Anh.

“Khi mới đến đây tôi không biết gì về sơn, nhưng đó lại chínhlà cách tuyệt vời để bắt đầu và học hỏi. Trải nghiệm đó đã cho tôi một cái nhìn sâu sắc về ngành kinh doanh này. Và tất nhiên, tôi đã làm quen được với rất nhiều người”, bà nói.

Không lâu sau, bà đã chuyển sang đảm nhận vai trò giám đốc phụ trách ý tưởng đối với hạng mục HPI. HPI là viết tắt của công nghiệp chế biến hydrocarbon. Công việc này đã đưa bà đến nước Mỹ để tham gia vào dự án Alchemy.

“Khởi đầu của tôi ở đây khá trắc trở. Tôi chuyển tới đây vào tháng 11 năm 2019, ngay trước đại dịch và sống một mình ở nơi xứ người không hề dễ dàng. Tuy nhiên, các đồng nghiệp và quản lý đã chăm sóc tôi rất tốt”, McArthur nhớ lại.

“Tôi sống và làm việc ở Houston, Texas và nơi này thật sự rất rộng lớn. Và tôi đảm bảo với bạn, không có cái gì gọi là 'kiểu Mỹ' hết - mỗi người ở quốc gia này lại có nét khác biệt riêng”, bà tiếp tục.

Chức danh của bà là Giám đốc phụ trách ý tưởng HPI — Dầu hạ nguồn và khí ga, và ngày làm việc của bà cũng đa sắc màu như chính ngườiMỹ.

“Họ rất khác biệt, và tôi thích điều đó. Một ngày tôi tiến hành kiểm tra và chạy thử nghiệm. Ngày khác, tôi gặp khách hàng và trao đổi với CEO. Texas là vùng đất của dầu khí, vì vậy chúng tôi có rất nhiều mối liên hệ với ngành công nghiệp hóa dầu. Chúng tôi cũng làm việc với các khách hàng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và các ngành công nghiệp khác”.

Dẫu có sự khác biệt, gần đây người Mỹ đã chia sẻ với nhau nhiều điểm chung hơn. Một trong số đó là cùng nhau trải qua đại dịch. Sau đó là chứng kiến tình trạng tăng giá và thiếu hụt sản phẩm trong các cửa hàng.

“Trước đây, người Mỹ lầm tưởng rằng mọi sản phẩm đều được sản xuất tại Mỹ. Bây giờ họ đã biết rằng điều đó là không đúng. Tại Jotun America, chúng tôi đã phải tiến hành tăng giá sản phẩm năm lần trong vòng hai năm qua. Tất nhiên lý do chính là giá nguyên liệu thô ngày càng tăng kết hợp với chi phí vận chuyển”, bà giải thích.

Tuy nhiên, Jotun America vẫn giữ vững được phong độ. Chính xác hơn là phong độ tốt nhất từ trước đến nay.

“Đây từng là nhà máy của Jotun. Nhưng bây giờ chúng tôi đã trở thành công ty bán sản phẩm nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ và Vương quốc Anh. Chúng tôi không thể cạnh tranh về hàng hóa, vì vậy chúng tôi tập trung vào các sản phẩm cao cấp. Rồi cuối cùng, lần đầu tiên trong vòng 25 năm qua, Jotun America đã thu về lợi nhuận”, bà chia sẻ thêm:

“Sự nghiệp của tôi tại Jotun đang nở rộ và tôi thực sự tự hào khi là một phần của công ty. Tôi đã có cơ hội phát triển và mọi người cũng đã nhiệt tình giúp đỡ. Tôi luôn đặt yếu tố con người lên hàng đầu, có lẽ đó là lý do tại sao tôi thích làm việc trong một công ty có cùng tiêu chí như vậy”.