Cần tìm hiểu thêm về sản phẩm và phương thức hỗ trợ của chúng tôi?

Thiết kế một nhà máy là nhiệm vụ quan trọng và phức tạp đòi hỏi sự cân bằng giữa việc đáp ứng các mục tiêu sản xuất, duy trì ngân sách, tăng tuổi thọ thiết kế và xem xét các mối quan tâm về HSE. Sơn phủ hiếm khi được ưu tiên, nhưng đây là điều chúng ta nên làm. Dưới đây là lý do tại sao.

Với các dự án phức tạp như thiết kế nhà máy, các lựa chọn ít quan trọng hơn đôi khi có ưu tiên thấp hơn. Sơn phủ thường được xếp vào loại này, nhưng nếu được lựa chọn và sử dụng đúng cách, chúng sẽ có tác động rất lớn cho nhà máy. Dưới đây là 5 cách lớp phủ có thể được sử dụng để tối đa hóa thiết kế công trình.

1. Thiết kế vật liệu hiệu quả về chi phí

Các quá trình hóa học được thực hiện trong nhà máy gây ra nhiều thách thức về mặt nguyên liệu. Do tiếp xúc với các chất ăn mòn và nhiệt độ vận hành đầy thách thức, các vật liệu được sử dụng trong thiết kế nhà máy phải được lựa chọn cẩn thận. Thông thường, cần sử dụng các vật liệu với tính năng vượt trội để đáp ứng các đặc thù của nhà máy, điều này có thể làm tăng chi phí đáng kể.

Bằng cách sử dụng các sản phẩm sơn phủ có khả năng chống chịu trong những môi trường sinh vật và hóa học có tính ăn mòn, cũng như giảm nguy cơ gặp phải các điều kiện bất lợi như tình trạng ăn mòn dưới lớp cách nhiệt (CUI), ta có thể cắt giảm đi các vật liệu đắt đỏ, từ đó giảm chi phí vật liệu.

2. Tuổi thọ của thiết kế và thời gian giữa các lần bảo trì lớn

Thông thường, bảo trì quy mô lớn yêu cầu cơ sở phải ngừng sản xuất và chuyển sang hoạt động ngoại tuyến. Tuy nhiên, bằng cách lựa chọn các sản phẩm chất lượng cao, thời gian giữa các lần bảo trì quy mô lớn có thể được kéo dài, nhờ đó giúp tăng doanh thu. Việc giảm số ngày hoạt động ngoại tuyến ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh lời, với chi phí hàng ngày thường có giá khoảng 0,5 – 6 triệu USD.

Mặc dù dòng sơn phủ cao cấp có chi phí đắt đỏ, so với việc mất lợi nhuận do ngừng sản xuất, thì con số này chỉ là phần rất nhỏ.

Lựa chọn dòng sơn phủ chất lượng cao hơn có thể làm tăng thời gian giữa các lần bảo trì quy mô lớn từ 2 đến 5 năm, tùy thuộc vào điều kiện và môi trường hoạt động.

3. Tránh việc ngưng vận hành không cần thiết

Vì nhiều loại sơn phủ không thể dùng cho các cấu trúc hoạt động ở nhiệt độ cao, nên nhà máy phải được đưa vào chế độ hoạt động ngoại tuyến để bảo trì. Bằng cách sử dụng các lớp phủ có thể được thi công trên bề mặt hoạt động ở nhiệt độ cao hơn, công việc bảo dưỡng có thể được thực hiện trên các đường dây cứu sinh.

Đây có thể là khác biệt giữa việc có đến kỳ bảo trì theo kế hoạch tiếp theo hay không. Nếu thời gian ngừng hoạt động theo kế hoạch để thực hiện bảo trì là tốn kém, thì việc ngừng hoạt động ngoài kế hoạch có tác động nghiêm trọng đến tài chính của nhà máy và lợi nhuận của công ty.

4. Tối ưu hóa năng lực sản xuất/tốc độ sản xuất

Nhìn chung, các phản ứng hóa học giúp cải thiện năng suất và tốc độ sản xuất khi tăng nhiệt độ phản ứng. Nhiệt độ hoạt động tăng có thể đồng nghĩa với việc tăng tốc độ sản xuất. Tương tự như vậy, các giai đoạn thoát hơi nước định kỳ ở nhiệt độ cao sẽ loại bỏ chất gây tắc nghẽn và ô nhiễm bên trong đường ống, do đó làm tăng năng suất sản xuất.

Nếu chọn sai lớp sơn phủ, lớp sơn phủ có thể bị hư hại nếu nhiệt độ trở nên quá cao. Mặc dù đây có vẻ là một vấn đề nhỏ vì các khu vực nóng thường được cách nhiệt, nhưng hư hỏng lớp phủ do nhiệt độ quá cao thường xảy ra dưới lớp cách nhiệt không thể dễ dàng phát hiện được. Quá trình ăn mòn diễn ra nhanh chóng và thường có thể dẫn đến rò rỉ. Trường hợp xấu nhất, tình trạng rò rỉ không được phát hiện có thể dẫn đến hỏa hoạn và thiệt hại về người.

5. Không phải tất cả các loại sơn phủ đều được tạo ra như nhau

Khi xem xét các loại sơn phủ trong thiết kế kỹ thuật, cần phải chú ý đến những điều nhà sản xuất đã lưu ý khi nghiên cứu sơn phủ. Sơn phủ có khả năng chống ăn mòn tuyệt vời trên tàu có thể không phù hợp với môi trường hóa chất tại một nhà máy sản xuất hóa chất. Tương tự như vậy, loại sơn phủ được phát triển cho các cấu trúc hoạt động ở nhiệt độ cao liên tục có thể thất bại nếu nó được thực hiện qua nhiều chu trình nhiệt độ – đặc biệt nếu các chu trình này ở mức nhiệt độ cực thấp của LNG hoặc các quá trình đông lạnh khác.

Khi nói đến sơn phủ, không thể có một loại phù hợp với tất cả yêu cầu, nên cân nhắc và chú ý cẩn thận để lựa chọn sản phẩm tối ưu nhất tùy theo tình hình của bạn, vì điều này có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí, tăng độ an toàn và năng suất cho công ty.

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ với chuyên viên chăm sóc khách hàng Kevin: kevin@jotun.com.

Đọc thêm

Thermosafe: dòng sản phẩm được ra đời như thế nào

Quá trình phát triển dòng sản phẩm sơn bảo vệ Thermosafe của Jotun là một câu chuyện kéo dài nhiều năm nghiên cứu và phát triển, thể hiện sự kết hợp hoàn hảo giữa yêu cầu của khách hàng và nỗ lực không ngừng của Jotun để cải thiện chất lượng kỹ thuật của sản phẩm.

Những thách thức đối với sơn kẽm silicat ở nhiệt độ cao – phần 2

Trước khi tạo ra sơn kẽm vô cơ silicat (IOZ) để sử dụng ở nhiệt độ cao – nhiệt độ trên 120°C – chúng ta phải xác định những thách thức chính đối với IOZ trong các điều kiện này.

Những thách thức đối với sơn kẽm silicat ở nhiệt độ cao – phần 1

Đây là một sự thật đã được chứng minh, rằng hệ thống sử dụng lớp sơn lót kẽm silicat sẽ có tuổi thọ lâu nhất và cung cấp khả năng bảo vệ chống ăn mòn tốt nhất trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất. Tuy nhiên, vấn đề ăn mòn dưới lớp cách nhiệt đã trở thành một vấn đề quan trọng.