Bảo dưỡng bể chứa: đảm bảo bảo vệ bể chứa đúng cách

Trong số nhiều nhu cầu trong quá trình vận hành một cơ sở hạ tầng, việc cân nhắc những phương án hữu hiệu nhất để bảo vệ và duy trì chất lượng mặt trong bồn bể có thể không được coi là ưu tiên hàng đầu. Nhưng đó nên được xem là một ưu tiên - và đây là lý do.

Tác động của việc bảo dưỡng hoặc bảo vệ không đúng cách có thể rất nghiêm trọng – sản phẩm cuối cùng bị ảnh hưởng, có khả năng làm giảm năng lực sản xuất và trong những trường hợp nghiêm trọng có thể khiến cơ sở ngừng hoạt động.

Trong tình huống xấu nhất, cơ sở có thể phải ngừng vận hành ngoài kế hoạch để bảo dưỡng bể chứa bị ảnh hưởn, trước khi có thể tiếp tục sản xuất. Khi phải ngừng hoạt động nào, thời gian là mất mát to lớn với chi phí có thể lên tới 12 triệu đô la cho mỗi ngày cơ sở không hoạt động – vì vậy mỗi phút giây đều quý giá. Do đó, việc bảo vệ bể chứa đúng cách – đảm bảo bể vẫn an toàn và hoạt động lâu nhất có thể – và các sản phẩm chứa bên trong là rất quan trọng.

Thích ứng với các điều kiện của thị trường

Mối đe dọa đối với lợi nhuận không chỉ bao gồm các vấn đề nội bộ. Trước bối cảnh điều kiện thị trường liên tục thay đổi, các cơ sở cần có khả năng thích ứng để đón đầu các xu hướng hiện tại hoặc phản ứng với áp lực thị trường. Do đó, các bể chứa ngày nay cũng phải đủ linh hoạt để đối phó với việc chứa nhiều loại nguyên liệu và hóa chất, đồng thời công tác bảo vệ đầy đủ cho phép bạn tự do thay đổi vật phẩm được chứa khi cần.

Đảm bảo chất lượng của sản phẩm được bảo quản trong bể chứa không bị ảnh hưởng là điều rất quan trọng – cho dù đó là nguyên liệu thô hay sản phẩm cuối cùng. Ví dụ, ô nhiễm do rỉ sét hoặc do hóa chất đã bảo quản trước đó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của cơ sở. Trong những trường hợp nghiêm trọng, các bồn chứa có thể bị hỏng nếu không được bảo vệ khỏi các hóa chất bên trong.

Lựa chọn biện pháp bảo vệ tốt nhất cho bồn bể

Vì vậy, lựa chọn biện pháp bảo vệ phù hợp là yếu tố then chốt và giai đoạn bảo dưỡng là thời điểm tốt để lập kế hoạch cho việc này. Nhưng biện pháp nào là phù hợp nhất cho bạn? Câu hỏi quan trọng đầu tiên cần đặt ra là bạn cần bảo vệ bể chứa và sản phẩm của mình khỏi những tác động nào?

Bể sẽ chứa các sản phẩm gốc axit, dầu thô hay dung dịch kiềm? Tính chất của chất được chứa sẽ xác định vật liệu nào thích hợp nhất cho bể và các biện pháp bảo vệ bổ sung cần thiết.

Nhiệt độ và điều kiện bên ngoài

Các quy trình và sản phẩm khác nhau cũng yêu cầu nhiệt độ khác nhau, do đó cần xem xét những yếu tố này. Ví dụ: dầu thô hoặc dầu cọ, thông thường cần được bảo quản ở nhiệt độ 60ºC hoặc cao hơn để đảm bảo sản phẩm được lưu trữ vẫn ở dạng lỏng và có thể bơm ra khỏi bể chứa. Hóa chất thường sẽ được bảo quản ở nhiệt độ nhất định. Đôi khi có trường hợp bể chứa có nhiệt độ không ổn định. Bể chứa của bạn có thể chịu được nhiệt độ bên trong không?

Điều kiện môi trường xung quanh tại vị trí có bể chứa cũng rất quan trọng khi xem xét khả năng bảo vệ. Yêu cầu đối với bể chứa ở sa mạc vùng Trung Đông sẽ khác với những bể chứa ở bờ biển Tây Âu. Khả năng ngăn ẩm cũng cần được xem xét

Các vật liệu khác nhau yêu cầu khả năng bảo vệ khác nhau

Câu hỏi quan trọng thứ hai là đâu là lựa chọn khả thi nhất về mặt thương mại? Các bể chứa lớn được làm bằng chất liệu thép cacbon đã được phủ lớp sơn mặt trong thích hợp luôn được ưa chuộng hơn ở góc độ thương mại. Ngoài ra, cũng có các lựa chọn thay thế tùy theo ngân sách của bạn và trường hợp bạn có bể chứa nhỏ hơn.

Thép không gỉ

Thép không rỉ có khả năng kháng hầu hết các hóa chất và sản phẩm, do đó bể làm từ thép không rỉ sẽ không yêu cầu sơn mặt trong. Tuy nhiên, đây là loại vật liệu rất đắt tiền khi so sánh với thép carbon đã được sơn mặt trong kỹ lưỡng. Bể chứa bằng thép không gỉ cũng khó xây dựng hơn, do độ cứng của vật liệu và các hạn chế về vật liệu được sử dụng khi hàn và xử lý nhiệt. Không chỉ có giá thành đắt hơn thép cacbon, mà chi phí nhân công và thời gian cũng tăng lên khi xây dựng bồn chứa bằng thép không gỉ.

Đối với thép không gỉ, bắt buộc phải sử dụng nhân viên có trình độ cao để đảm bảo bể được xây dựng đúng cách và hoạt động tốt. Ưu điểm của bể chứa bằng thép không gỉ là chúng có khả năng chống lại hầu hết các hóa chất, với halogen là ngoại lệ phổ biến nhất.

Nhựa/Polyme gia cường vảy thủy tinh

Bể chứa bằng Nhựa/Polyme gia cường vảy thủy tinh thường được dùng để chứa nước. Tuy nhiên, một số loại nhựa có khả năng chịu được axit và có thể xây dựng bể chứa bằng GRP cho bể chứa nhỏ. Đây là loại vật liệu đắt hơn thép cacbon nhưng không cần lớp sơn lót. Tuy nhiên, chất lượng vật liệu nhựa hoặc polyme sử dụng làm bể chứa cần được đảm bảo để đáp ứng thời hạn hoạt động như mong muốn. Thông thường, bể chứa bằng GRP chỉ có thể được sử dụng để lưu trữ hóa chất nhất định, do đó hạn chế tính linh hoạt trong việc sử dụng bể. Cần đảm bảo tất cả các bồn bể và hàng hóa được lưu trữ đều được bảo vệ đầy đủ, và người vận hành phải hiểu rõ phạm vi hoạt động và điểm hạn chế của bồn bể.

Thép carbon

Nếu xây dựng bể chứa bằng thép carbon, thì điều quan trọng là phải chọn đúng lớp sơn lót tùy theo nhu cầu của bạn. Sơn lót epoxy cung cấp khả năng kháng hóa chất cao nhất cũng như chịu nhiệt độ tốt nhất trong số các loại lớp lót được sử dụng phổ biến và có thể bảo vệ nhiều loại sản phẩm được lưu trữ. Tùy thuộc vào hàng hóa cụ thể và tỷ lệ epoxy, các dòng sơn mặt trong này có thể đáp ứng phạm vi bảo vệ từ pH 3 đến pH 14. Epoxy thường được sử dụng trong các bể chứa nhiên liệu sinh học, sản phẩm dầu mỏ, nước, dung dịch kiềm hoặc dầu thực vật và dầu khoáng.

Sơn lót epoxy cũng cung cấp tính linh hoạt trong việc thay đổi sản phẩm được bảo quản trong bể do có khả năng kháng hóa chất cao hơn so với các loại sơn lót khác. Điều này giúp vệ sinh bể chứa dễ dàng hơn, cho phép bạn thay đổi các sản phẩm chứa bên trong với nguy cơ nhiễm bẩn chéo thấp hơn. Ngoài ra, sơn mặt trong bồn bể epoxy không dung môi có thể thi công trên bề mặt ướt, đồng nghĩa với việc thi công nhanh hơn đến 50%, giúp rút ngắn thời gian đưa bể trở lại trạng thái vận hành.

Dòng sơn bồn bể kẽm silicat có khả năng chống chịun cao với các thành phần cồn, dung môi và nước uống, Dòng sơn mặt trong này có thể chịu được hầu hết các loại hóa chất với dải pH từ 5,5 đến 10. Sơn mặt trong bồn bể gốc kẽm silicat chỉ cần thi công một lớp duy nhất nên có thể tiết kiệm thời gian lên đến 60% so với dòng sơn lót epoxy.

Một lựa chọn khác là sơn vinyl ester có thời gian đóng rắn nhanh, cho phép đưa bể trở lại trạng thái vận hành nhanh chóng, đồng thời đảm bảo khả năng bảo vệ ưu việt trước các thành phần axit như axit clohydric hoặc axit sulfuric, nhiên liệu sinh học hoặc các hóa chất mạnh, đồng thời có thể được sử dụng để lưu trữ các hóa chất có độ pH từ 0 đến 9.

Làm thế nào để phát huy tối đa công dụng của sơn mặt trong bồn bể

Sau khi chọn sơn lót, cần phải sơn đúng cách để đảm bảo đạt được lợi ích tối đa. Thi công hoặc chuẩn bị bề mặt không kỹ lưỡng sẽ không thể đảm bảo được hiệu suất của bất kỳ loại sơn nào.

Đầu tiên, cần rút bỏ hoàn toàn các sản phẩm hoặc khí còn trong bể chứa. Điều này là để đảm bảo an toàn trước khi sơn. Đây là quá trình quan trọng với rủi ro cao nhằm đảm bảo môi trường bên trong bể được thoáng khí, bởi CO2 và các khí độc hại khác có thể nhanh chóng tích tụ thành nồng độ gây chết người bên trong không gian hạn chế của bể. Cần lên kế hoạch hiệu quả để làm sạch và thông khí hoàn toàn cho bồn bể trước khi thi công để đảm bảo an toàn cho công nhân.

Phun hạt và vệ sinh

Phun hạt và vệ sinh là một trong những bước quan trọng trong qui trình sơn mặt trong bồn bể. Cần đảm bảo không còn bụi bẩn, dị vật, tàn dư của lớp sơn cũ hoặc chất được bảo quản trước đó trên thành bể khi thi công lớp sơn mới. Sau bước phun hạt và trước bước tiến hành thi công sơn, phải hút bụi kỹ lưỡng và làm sạch bề mặt bể để loại bỏ các mảng bong tróc trong suốt quá trình thi công tạo ra.

Sử dụng thiết bị hút ẩm không khí là cách rất hiệu quả để kiểm soát luồng hơi trong bể chứa. Mặc dù có thể gia tăng chi phí, công tác này vẫn nên được cân nhắc nhằm đảm bảo đạt được kết quả cuối cùng tốt nhất về tính toàn diện của lớp sơn và hiệu suất của bể chứa. Nếu không có thiết bị hút ẩm, có thể sử dụng sơn lót giữ ẩm có khả năng kháng hóa chất thích hợp.

Quy trình sơn

Sau khi hoàn tất quá trình phun hạt và vệ sinh, có thể tiến hành thi công sơn mặt trong bồn bể. Thợ thi công đầu tiên sẽ sơn các bức tường, tận dụng hệ thống giàn giáo đã được dựng lên trong quá trình vệ sinh. Sau khi hoàn thành, giàn giáo sẽ được tháo dỡ và sàn sẽ được hút ẩm và sơn phủ và công nhân sẽ ra khỏi bể chứa theo cách riêng. Những người thợ có kinh nghiệm có thể hoàn thiện sàn trong khi tường đang khô.

Đảm bảo không gian thông thoáng và thoát khí tốt khi thi công sơn mặt trong bồn bể là rất quan trọng. Đối với dòng sơn lót gốc dung môi, dung môi sẽ bay hơi trong quá trình đóng rắn. Điều kiện thông gió không tốt sẽ gây ra nguy cơ cao đối với công nhân. Ngoài ra, trong quá trình đóng rắn, dung môi sẽ không thể bay hơi. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuối cùng của lớp lót.

Thi công trên nền ướt

Nhanh chóng đưa bể trở lại trạng thái vận hành là mục tiêu quan trọng, tuy nhiên, công tác kiểm tra bể chỉ có thể tiến hành sau khi lớp phủ hoàn thiện của sơn bồn bể đã đạt đủ thời gian đóng rắn. Thách thức đối với một số dòng sơn lót là sau khi sơn lớp thứ nhất, thời gian khô có thể kéo dài vài ngày trước khi có thể sơn lớp thứ hai. Dòng sơn lót cho phép sơn lớp thứ hai trên nên ướt có thể giúp giải quyết vấn đề này. Loại sơn mặt trong bồn bể không chứa dung môi giúp tạo điều kiện cho hai thợ sơn cùng thi công tại một thời điểm bên trong bể.

Khi công nhân thứ nhất sơn lớp đầu tiên, công nhân thứ hai có thể sơn lớp tiếp theo sau 20 – 30 phút. Sau khi sơn xong tường, có thể sơn sàn ở độ dày màng sơn ướt (WFT) nhất định do không có nguy cơ gây ra vết sơn rộp. Sử dụng phương pháp này đảm bảo sự an toàn cho lớp sơn lót hai lớp – tránh các khiếm khuyết, lỗ nhỏ và độ dày màng khô thấp (DFT) – với tốc độ tương đương khi sơn một lớp.

Cần nhấn mạnh rằng đối với thi công sơn lớp thứ hai trên nền ướt, nên sử dụng dòng sơn mặt trong bồn bể không chứa dung môi và cần bố trí thợ có tốc độ thao tác nhanh nhất vào bể chứa trước, để người tiếp theo không mất nhiều thời gian chờ đợi.

Kết luận

Bằng việc sử dụng sản phẩm sơn dành cho mặt trong bồn bể hay vật liệu xây dựng bể chứa thích hợp, các bể chứa này khi được bảo dưỡng đúng cách sẽ giúp cho người vận hành tiếp tục tối ưu hóa sản xuất.

Đảm bảo hiệu quả hoạt động tối ưu bể chứa ít khi được đưa lên hàng đầu trong lịch trình bảo dưỡng. Tuy nhiên, tác động của việc không duy trì và bảo vệ bể chứa đúng cách có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về hoạt động và tài chính cho chủ sở hữu tài sản.

Sơn bồn bể kháng ure cải thiện hoạt động sản xuất phân bón như thế nào

Urê là nguồn phân đạm phổ biến nhất trên toàn cầu. Phân bón gốc urê không chỉ giúp tiết kiệm chi phí về lượng nitơ tạo ra trên một gam phân bón, mà còn có ít rủi ro hơn so với nitrat amoni.

4 lưu ý khi xây dựng bể chứa mới

Xây dựng bể chứa mới đặt ra nhiều thách thức, nhưng những thách thức này có thể được khắc phục sớm trong quá trình xây dựng – từ đó tiết kiệm thời gian và tiền bạc khi bể chứa đi vào vận hành.

Hoạt động kinh doanh của các cơ sở xử lý hóa chất ảnh hưởng như thế nào từ sự thay đổi của thị trường

Điều kiện thị trường liên tục thay đổi trong ngành công nghiệp chế biến hóa chất: doanh nghiệp vẫn có thể tồn tại bằng cách đón đầu các xu hướng mới nhất và điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp với những thay đổi.