Cách bảo vệ chống cháy cho thép công trình

Vấn đề cực kỳ quan trọng về khả năng phòng cháy trong các tòa nhà chưa bao giờ trở thành tâm điểm chú ý của công chúng hơn ngày nay, và việc bảo vệ hiệu quả cấu trúc thép khỏi thiệt hại do hỏa hoạn là một khía cạnh quan trọng của cuộc tranh luận đó.

Về cơ bản, đám cháy có thể được xếp vào hai nhóm chính – sinh ra từ gốc hydrocacbon và gốc cellulose. Đám cháy gốc hydrocacbon thường phát sinh từ các chất lỏng, dung môi hay khí ga dễ bắt lửa. Trong khi đó, đám cháy gốc cellulose sinh ra từ tình trạng bắt lửa của gỗ, giấy, đồ nội thất hoặc hàng dệt may, gây ra rủi ro đáng kể cho các tòa nhà văn phòng, khách sạn, trung tâm mua sắm, sân bay và các tòa nhà thương mại.

Mặc dù sự gia tăng nhiệt độ trong đám cháy gốc cellulose chậm hơn so với đám cháy hydrocacbon, nhưng mức nhiệt vẫn có thể đạt đến 500ºC chỉ trong vòng năm phút, và cấu trúc thép không được bảo vệ có thể bắt đầu mất khả năng chống chịu trong 10 phút, đe dọa nghiêm trọng tính mạng con người và kết cấu chính của các tòa nhà.

Do đó, bảo vệ cấu trúc thép khỏi bị cháy có thể giúp bảo toàn tính mạng. Nhưng việc này kéo dài thời gian cho công tác tìm kiếm và cứu hộ, đồng thời trong tình huống xấu nhất giúp làm chậm quá trình sụp đổ kết cấu.

3 hệ thống phòng cháy

Cơ chế bảo vệ chống cháy có thể được chia thành 3 nhóm: chủ động, thụ động và phản ứng.

Các hệ thống chủ động được thiết kế để dập tắt ngọn lửa bằng cách sử dụng nước, bọt, bột hoặc khí trơ. Hệ thống sẽ huy động vòi phun nước, van xả tràn hoặc khí halogen.

Hệ thống thụ động sử dụng các vật liệu không thay đổi hình dạng vật lý khi nóng và cung cấp khả năng chống cháy thông qua các đặc tính vật lý hoặc nhiệt. Hệ thống bao gồm bê tông, tấm trần sợi khoáng và xi măng vermiculite, được sử dụng phổ biến hơn ở những không gian cần ít hoặc không cần trang trí, hoặc cần thời gian chống cháy dài.

Hệ thống phản ứng sử dụng các vật liệu cung cấp phản ứng hóa học hoặc khả năng giãn nở để tạo thành than cacbon ổn định khi nóng. Hình dáng vật lý của vật liệu thay đổi để cung cấp khả năng chống cháy thông qua tác dụng cách nhiệt và làm mát. Đảm bảo yếu tố thẩm mỹ tốt hơn hệ thống chống cháy thụ động, hệ thống phản ứng phát huy tác dụng của lớp chống cháy màng phồng mỏng trong các tình huống cháy gốc cellulose, hoặc màng phồng epoxy trong các tình huống cháy gốc hydrocacbon. Hệ thống này thường được ưu tiên sử dụng ở những nơi cần lớp hoàn thiện trang trí như cấu trúc thép lộ ra ngoài kiến trúc hoặc nơi yêu cầu thời gian chống cháy thấp hơn hai giờ.

Lợi ích của SteelMaster

Dòng sơn SteelMaster chống cháy cellulose ứng dụng công nghệ màng phồng, bao gồm sản phẩm sơn acrylic gốc nước SteelMaster 600WF của Jotun, đảm bảo sự an toàn cho con người cũng như sự toàn vẹn của kết cấu thép trong khi vẫn duy trì được tính thẩm mỹ.

Với đặc tính thi công dễ dàng và nhanh chóng, đạt các chứng nhận chống cháy độc lập của bên thứ ba và chứng nhận LEED (Thiết kế đạt chuẩn hàng đầu về Năng lượng và Môi trường), dòng sơn phủ SteelMaster của Jotun cũng nhận được Tuyên bố sản phẩm môi trường (EPD) và tuân thủ các tiêu chuẩn công trình xanh.

Là một giải pháp bảo vệ chống cháy hiệu quả về mặt chi phí, SteelMaster cho phép thể hiện các điểm mạnh của công trình trong khi vẫn đảm bảo tính an toàn.

Đọc thêm

Top 10 câu hỏi thường gặp về SteelMaster

Xem 10 câu hỏi thường gặp nhất về dòng sản phẩm SteelMaster của Jotun để hiểu vì sao đây lại là lựa chọn sơn bảo vệ chống cháy tốt nhất cho kết cấu công trình.

SteelMaster: Giải pháp tin cậy hàng đầu cho RC Fire Protection

Graham Robinson, giám đốc điều hành tại RC Fire Protection đã làm việc trong lĩnh vực sơn công nghiệp trong 25 năm – chủ yếu làm việc trong lĩnh vực sơn chống cháy.

Tìm hiểu sâu hơn về dòng sản phẩm

Nhu cầu của khách hàng được đặt lên hàng đầu khi nghiên cứu dòng sơn bảo vệ SteelMaster cải tiến mới.